Tiểu sử của Ngài Ngài Nguyễn Phúc Ánh 阮 福 暎 (1762 - 1820)

Ngài

Ngài Nguyễn Phúc Ánh 阮 福 暎 (1762 - 1820)
Niên hiệu: Gia Long (嘉 隆) (1802-1820)

Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế 世 祖 高皇帝

Hệ Nhứt Chảnh là Hệ của các vị Hoàng Tử con Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế (Gia-Long).
Vua Gia-Long sanh năm 1762, mất năm 1819. Sau khi đã bình định nước Việt Nam, ngài tức Hoàng Đế vị năm 1802 và khai sáng ra Nguyễn Triều.
Ngài có 13 vị Hoàng Tử và 18 vị Hoàng Nữ:
Hoàng Tử: 1 Đông Cung Nguyên Soái Tăng-Duệ Hoàng-Thái-Tử, 2 – Thuận-An-Công, 3 Hoàng-tử-Tuấn, 4 – Thánh-Tổ-Nhơn-Hoàng-Đế (Minh-Mạng), 5 – Kiến An- Vương, 6 – Định-Viễn-Quận-Vương, 7 – Diên-Khánh- Vương, 8 – Điện-Bàng-Công, 9 — Thiệu-Hoá-Quận-Vương, 10.- Quản-Oai-Công, 11 Thường Tín-Quận-Vương, 12 – An-Khánh Quận-Vương, 13 – Từ-Sơn Công.
Lăng của các ngài là lăng Thiên-Thọ, không mấy người không biết, thuộc địa phận làng Định Môn, huyện Hương- trà, tỉnh Thừa-Thiên. Lăng bà Thừa Thiên Cao-Hoàng-Hậu và bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, nguyên phối và đệ nhị phối của ngài cũng đều táng tại vùng ấy cả.
Ngài và hai bà đều thờ tại Chánh án Thế Miếu và tại Chánh án điện Phụng tiên ở Kinh Thành nội.
Hệ Nhứt chánh gồm có 9 phòng, tổng cộng về nam được 380 người.
(Trích từ Hoàng Tộc Lược Biên)

 

Phu nhân:

- Tống Thị Lan - Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu

- Trần Thị Đang - Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu

- Lê Thị Bình - Đức Phi

- Lâm Thức - Chiêu Dung

- Nguyễn Thị Tần - Chiêu Dung

- Phạm Thị Lộc - Chiêu Dung

- Hoàng Thị Chức - Chiêu Dung

- Tống Thị Thuận - Chiêu Dung

- Dương Thị Sự - Tiệp Dư

- Dương Thì Dưởng - Tiệp Dư

- Nguyễn Thị Điền - Chiêu Nghi

- Trịnh Thị Thanh - Mỹ Nhân

- Cái Thị Thu - Mỹ Nhân

- Nguyễn Thị Vinh - Mỹ Nhân

- Trần Thị Thế - Mỹ Nhân

- Trần Thị Hàn - Mỹ Nhân

- Phan Thị Hạc - Tài Nhân

- Nguyễn Thị Uyên - Tài Nhân

- Đặng Thị Duyên - Tài Nhân

- Tống Thị Lâu - Tà cung tần

- Nguyễn Thị Thụy - Cung Tần

Con gái:

Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế là vị Vua đầu tiên và là người đã lập ra triều đại nhà Nguyễn, sau khi thống nhất sơn hà, đặt quốc hiệu Việt Nam. Ngài đã sáng lập Hệ Nhất Chánh Nguyễn Phước.

Ngài là Hoàng Tử thứ 3 của Ngài Nguyễn Phúc Luân. lúc còn tuổi thơ ấu, Ngài rất được Chúa Nguyễn Phúc Thuần thương yêu, nên được ở trong học đường Vương Phủ. Vào tuổi thiếu niên Ngài đã tỏ ra là người tài trí, khôn ngoan với đức tính khoan hoà, đầy nghị lực của đấng lập nghiệp lớn.

Năm 1777 khi Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, cùng với cháu là Hoàng Thân Nguyễn Phúc Đồng (con Ngài Nguyễn Phúc Luân) và Tống Phước Thuận, Nguyễn Doanh Khoảng...bị Nguyễn Huệ bắt tại Long Xuyên và đem về Sài Gòn giết, thì chỉ có một mình Hoàng Thân Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn. Ngài chạy ra đảo Thổ Châu (Hà Tiên) và từ đó mọi quyền hành quốc sự do Ngài thống lĩnh.

Năm 1778 (16 tuổi) Ngài được ba quân suy tôn lên làm nguyên soái nhiếp chính quốc và khởi binh chiếm lại Gia Định.

Từ đó suốt 24 năm, được sự ủng hộ của dân nghĩa hiệp vùng đất mới khai hoá từ Gia Định đến Phú Quốc, từ Cà Mau đến Hà Tiên, Ngài đã vượt qua mọi gian nguy, bao phen vào sanh ra tử, kiên cường chống lại quân Tây Sơn. Cuối cùng Ngài khôi phục lại xứ Đàng Trong của các Tiên Chúa. Năm 1801 tiến quân ra Bắc Hà, đánh bại hoàn toàn nhà Tây Sơn; năm 1802 lập nên một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc, từ mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan như ngày nay.

Sau khi lên ngôi Hoàng Đế năm 1802, Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia, cho soạn bộ luật Gia Long, thành lập Quốc Tử Giám, ấn định học hiệu và các loại thuế. Công cuộc cai tri đất nước được thuận lợi sau khi thực hiện các việc lớn như: Tổ chức triều đình gồm có lục bộ và Đô Sát Viện; phân chia khu vực hành chánh (Tổng trấn, Trấn, Phủ, Huyện, Xã); ấn định quyền hạn chức chương, lương bổng, văn võ giai các cấp, tu soạn sách sử, văn truyện, địa lý, lập dinh Điền Sứ trông coi việc khai khẩn ruộng đất.

Trong dòng họ, Ngài ban dụ Quốc Thúc Tôn Thất Thăng lo viêc gia huấn trong thân tộc, làm phổ hệ Tôn Thất, đặt chức Tôn Nhơn Lệnh, Tôn Nhơn Phủ quản trị quốc tộc.

Sau 18 năm ở ngôi, Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế băng hà năm 1820. Miếu hiệu Thế Tổ Cao Hoàng Đế (Gia Long). Lăng của Ngài hiệu Thiên Thọ, tại làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Tôn thờ Ngài tại Chánh Án Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.

Hệ Nhất Chánh có 9 phòng.   

Hoàng Hậu của Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế:

- Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, huý Tống Thị, con Ngài Thái Bảo Khuông Quận Công, huý Tống Phước Khuông và Bà Quốc Phu Nhân Lê Thị.

Hoàng Hậu băng hà năm 1814, hiệp táng tại lăng Thiên Thọ, làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

- Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, huý Trần Thị, con Ngài Lễ Bộ Tham Tri Trần Hưng Đạt.

Hoàng Hậu băng hà năm 1846. Lăng của Hoàng Hậu là Thiên Thọ Hữu, trong khu vực Thiên Thọ Lăng.

Hai Bà đều tôn thờ tại Án Chánh Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.

Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế (Gia Long) có 13 Hoàng Tử và 18 Công Chúa.

(Trích từ Nguyễn Phước Tộc thế phả)