Tiểu sử của Ngài Ngài Nguyễn Công Duẩn 阮 公 笋

Ngài

Ngài Nguyễn Công Duẩn 阮 公 笋

Đức Thái Bảo Hoằng Quốc Công 太 保 宏 國 公

Đức Thái Bảo Hoằng Quốc Công 太 保 宏 國 公

Húy NGUYỄN CÔNG DUẪN 阮 公 笋

Ngày sinh: ngày 10 tháng 7 âm lịch. Ngày mất: 02 tháng 7 Âm lịch (không rõ năm mất)


THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP.

Ngài húy là Nguyễn Công Duẫn con thứ tư của Ngài Chiêu Quang Hầu Nguyễn Sừ (có nơi đọc là Trừ) và phu nhân Đỗ Thị Hoa (có nơi đọc là Hoán).

Lúc Bình Định Vương Khởi Nghĩa, ngài cùng anh là Nguyễn Dã theo giúp và lập được nhiều chiến công. Năm Bính thân (1416) sau ngày hội Lam Sơn, ngài đãcung cấp cho nghĩa quân 3500 thạch thóc. Năm Mậu tuất (1418) khi nghĩa quân thất thế lui giữ Linh Sơn (Núi Chí Linh) lương thực thiếu thốn, ngài đã cung cấp 5,300 thạch thóc để nuôi quân và còn đem binh giải vây, đuổi giặc sang tận đất Lào. Ngài được phong là Trợ Thuận Hầu, Bắc Vệ Quân Đội Truởng.

Năm Bính ngọ (1425) khi Bình Định Vương tiến đánh Nghệ An, ngài đã cung cấp 5.500 thạch thóc và 500 bao muối. Trong các trận Ninh Kiều, Tốt Động (1426) và Xương Giang, Chi Lăng (1427) ngài đã hoàn thành tốt đẹp công việc vận chuyển lương thực và vũ khí.

Khi ngài giữ cửa Lê Hoa (một cửa ải ở tỉnh Lào Kai) chống nhau với giặc, tướng Minh là Mộc Thạnh sợ ngài như cọp nên gọi ngài là Hổ Đầu Tướng Quân.

Năm Mậu Thân (1428) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công, vua Lê Thái Tổ tuyên dương ngài như sau: "Nhà ngươi không lười điều binh, tiến lương, vào ra nguy hiểm không quản sống chết. Nhớ công ngươi bẻ gãy ngọn giáo, làm quằn lưỡi gươm quân thù, thừa thắng đánh giặc, một mình rong ruổi đông tây, ngăn sông phá núi để lo nạn nước. Công lao ngươi mọi người đều biết, thật là cảm kích!".

Ngài được thăng làm Phụng Trực Đại Phu Đô Đốc thiêm sự, Đô Kiểm Sự, lãnh việc quân dân ở huyện Tống Sơn và được vua ban cho gần 500 mẫu ruộng, Ngài được xếp vào hàng Khai Quốc Công thần bình Ngô và được ban quốc tính Lê.

Ngài mất ngày 02 tháng 7 âm lịch (không rõ năm mất), thụy là Bảo Toàn.

- GIA ĐÌNH

Các vị phu nhân:

Mai Thị Ánh: Lệnh nhân. Bà Húy là Mai Thị Ánh. Bà mất ngày mồng 8 tháng 7 âm lịch (không rõ năm), thụy là Từ Nhan, được phong làm Lệnh Nhân. Mộ táng ở núi Thiên Tôn (Tống Sơn, Thanh Hóa).

Con trai và con gái:

Ngài có 7 người con trai và 3 gái:

Con trai:

1. Nguyễn Đức Trung

2. Nguyễn Nhân Chính

3. Nguyễn Như Hiếu

4. Nguyễn Như Trác

5. Nguyễn Văn Lỗ

6. Nguyễn Văn Lễ

7. Nguyễn Bá Cao

Con gái:

1. Nguyễn Thị Phát

2. Nguyễn Thị thai (Hai)

3. Nguyễn Thị Ba

. Anh chị em:

Ngài có 5 anh em trai và 4 chị em gái..

1. Nguyễn Mỹ 阮 美 Thiên Hộ Hầu

Ông là con trưởng của Chiêu Quang Hầu. Ông theo Bình Định Vương từ lúc ban đầu của cuộc khởi nghĩa. Ông lập được nhiều công trạng, được phong Thiên Hộ Hầu. Con cháu không rõ.

2. Nguyễn Dũ 阮 愈 Thị Cận Tỵ

Ông là con thứ hai của Chiêu Quang Hầu. Ông theo Bình Định Vương từ lúc ban đầu của cuộc khởi nghĩa. Ông lập được nhiều công trạng, làm đến chức Thị Cận Tỵ. Con cháu không rõ

3. Nguyễn Dã 阮 野  Dũng Quốc Công

Ông là con thứ ba của Chiêu Quang Hầu. Ông theo Bình Định Vương khởinghĩa chống quân Minh. Ông lập được nhiều chiến công và được gọi là Sơn Đầu Tướng Quân. Ông là công thần mở nước, được phong chức Đô Đốc Phủ Đô Thiêm Sự coi việc quân dân hai phủ Lâm Thao cà Đoán Hùng (tỉnh Sơn Tây). Ông được phong Dũng Quốc Công dưới triều vua Lê Hiến Tông. làm quan trải qua 5 triều nhưng về sau không hợp với vua và bị nghi ngờ, thêm vào đó gia đình không yên ông bèn đem hai con là Chất (làm quan chức Thái Úy) và Long (làm quan chức Phó tướng) cùng gia nhân sang cư ngụ ở Vân Nam và đổi thành họ Ngạc, ông lập thành họ Ngạc, về sau có con cháu đông đúc ở Vân Nam. Có nơi đọc tên ông là Dạ

3. Nguyễn Lâm 阮 林 Quản Lĩnh

Ông là con thứ 5 của Chiêu Quang Hầu. Tiểu sử không rõ. Chỉ biết ông làm quan chức Quản Lĩnh dưới triều Lê. Ông có một người con tên là Nguyễn Trạch

4. Nguyễn Lam 阮 藍 

Ông là con thứ 6 của Chiêu Quang Hầu. Con cháu không rõ.

5. Nguyễn Thị Giai 阮 氏 佳

Bà là con gái thứ 6 của Chiêu Quang Hầu. Con cháu không rõ.

6. Nguyễn Thị Dự 阮 氏 預

Bà là con gái của Chiêu Quang Hầu.

7. Nguyễn Thị Biên 阮 氏 編

Bà là con gái của Chiêu Quang Hầu.

8. Nguyễn Thị Diễn 阮 氏 演

Bà là con gái của Chiêu Quang Hầu.

Ghi chú:

- Trích chiếu Tuyên dương công trạng, năm Thuận Thiên thứ 2.

- Theo một số phả, ngài mất ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch.

- Theo một số phả, bà mất ngày mùng 5 tháng 4 âm lịch.

- Một chức quan trọng ở các ty.

Theo phả Họ Nguyễn Gia Miêu

Đời thứ Nhất: Tiên tổ Thái bảo Hoằng Quốc Công Nguyễn Công Duẩn, con trai thứ tư Chiêu Quang hầu, sinh 7 trai 3 gái. Con trai cả là Đức Trung - Trinh quốc công; thứ là Nhân Chính -Mục Quốc công; thứ ba là Như Hiếu -Châu Quận công; thứ tư là Như Trác - Phó Quốc công; thứ năm là Văn Lỗ - Sảng quốc công; thứ sáu là Văn Lễ - Lễ Khê Hầu; thứ bảy là Bá Cao - Tấn Quận công; Trưởng nữ là Thị Thẫn - Chiêu Dung; thứ nữ là Thị Thai - Chiêu Viên; gái út là Thị Ba- Sung Dung). 

Khi Lê Thái Tổ khởi binh, cụ đã cùng anh hưởng ứng, nhiều lần lập công được phong Trợ Thuận hầu, nắm giữ sách Lê Hoa. Tướng giặc Mộc Thạnh nhà Minh sợ cụ như sợ hổ. Nhân đó, gọi cụ là Hổ đầu tướng quân. Cụ thường điều lương thực chấn chỉnh quân sỹ. Khi vua Lê Thái Tổ lấy được nước đã phong cụ là Trung đồng đức Khai quốc công thần, Đại đội trưởng Bắc vệ quân, Phụng trực đại phu, Đô đốc thiêm sự, lãnh việc quân dân huyện nhà. Cụ được ban quốc tính họ Lê. Lại được Vua ban thưởng 470 mẫu 5 sào ruộng quan bản huyện để làm của riêng mãi mãi, tất cả đều có các đại thần phụng tuyên. Khi mất được ban tước Thái bảo Hoằng quốc công, ban tên thụy là Bảo Toàn. Giỗ ngày 01 tháng 7, huyện, tổng, làng xã hàng năm thờ cúng. Phu nhân là Mai thị được phong là Lệnh nhân hiệu Từ Nhan, giỗ ngày 8 tháng 4, đồng táng tại núi Thiên Tôn. Phụ chép “Thượng ngự chỉ” như sau: Vua ban chỉ cho Bắc vệ quân Đại đội trưởng Nguyễn Công Duẩn trang Gia Miêu ngoại, huyện Tống Sơn, lộ Thanh Hoa, Trẫm thấy trước đây cha ông ngươi làm quan các triều Đinh, Lý, Trần hết lòng phụng sự, nhiều đời lòng ngay đạo chính, kế truyền tử tôn.

Gần đây nhà Hồ bẩt nhân, quân Minh dòm ngó, đem quân sang xâm lược nước ta, nhiễu loạn khấp nơi, đói kém triền miển, dân lành đau khố. Trẫm rất đau lòng, đã tuân mệnh trời chiêu tập người hiền tài đồng tâm cứu nước, ngươi đã không quản ngại tận tâm dốc sức theo Trẫm. Khởi nguồn ở đất Lam Sơn, ngươi đã tiến dâng lương thực tới 3.500 (hộc), đến khi quân phải lánh nạn tạm đóng ở Linh Sơn, lương thực thiếu, ngươi lại tiếp tế lương thực tới 5.300 (hộc), quân lính có lương ăn đã giải vây thoát nạn vượt sang Ai Lao, ngươi vẫn kiên trì chuyển lương cho quân sỹ, không để thiếu lương thực bao giờ. Đến khi dẫn quân về Nghệ An, ngươi lại chuyển tiến lương thực, tới 5.500 (hộc), muối ăn tới 300 (hộc) một cách chu toàn. Chạy ngược, chạy xuôi lo toan chu đáo. Đến các trận ở Xương Giang, Chi Lăng sông phải cạn, gió phải dừng; trận Ninh Kiều, Tốt Động thế chẻ tre, ngươi đã cấp lương, điều quân, tất cả đều trông vào sức lực của ngươi. Hợp lòng người, thuận ý trời, thắng trận yên ổn, kinh thành vững chãi, xã tắc bình an.

Nay Trẫm truyền bọn Lê Văn Linh kê cứu cổ điển luận công ban thưởng để đền đáp công lao, khỏi phụ lòng dân chúng. Duyệt các bản tấu trình, ngươi đã điều quân, cấp lương, thủy chung kiên định, xông pha nguy hiểm, không quản hy sinh. Trẫm thấy công lao của ngươi không thể không suy tôn, sắc bén mưu kế, chiến thắng thần kỳ, đông tây tan tác, trèo đèo lội suối, bỏ của riêng dùng cho việc nước, ai ai cũng thấy. công lao không thể kể hết được. Vậy nên gia ân vinh lộc trọng, ban tước báo công, thăng cho Nguyễn Duẩn là Phụng trực đại phu Đô đốc thiêm sự, lãnh việc quân của bản huyện. Chuẩn cho lấy số ruộng đất của các nhà tuyệt tự tiền triều, nhập quan và ruộng bỏ hoang thuộc các tổng, xã, trang bản huyện ban cho Nguyễn Duẩn làm gia sản riêng mãi mãi đến đời con cháu sau này, đế đền đáp công lao. Toàn bộ số ruộng đất kê khai sau:

Chuẩn cho lấy số ruộng các nhà tuyệt tự tiền triều và ruộng hoang thuộc các trang, xã, tổng bản huyện thưởng cho Nguyễn Duẩn làm của riêng mãi mãi, tổng cộng là 470 mẫu 5 sào.

Ngày 5 tháng 9 năm Kỷ Dậu niên hiệu Thuận Thiên thứ 2 (1429), thần Lê Văn Linh phụng tuyên; thần Lê Khả phụng tuyên; thần Lê Lựu phụng tuyên; thần Lê Bôi phụng tuyên; thần Lê Khôi phụng tuyên; thần Lê Quốc Trinh phụng tuyên; thần Lê Tiến phụng tuyên./.

Theo Phả Gia Miêu. Bản gốc của chi Nhất Nguyễn Đức Trung, làng Mậu Thịnh, huyện Nga Sơn,