Tiểu sử của Ngài Ngài Nguyễn Hoàng 阮 潢 (1525 - 1613)

Ngài

Ngài Nguyễn Hoàng 阮 潢 (1525 - 1613)
Chúa Tiên (1558 - 1613)

Đức Thái Tổ Gia Dủ Hoàng Đế 太 祖 嘉 裕 皇 帝

Hệ Nhì là hệ của đức Thái-Tổ Gia Dụ Hoàng-Để.
Đức Thái-Tổ Gia Dũ Hoàng-Đế sanh năm 1525, mất năm 1613. Năm 1558 ngài vào trấn thủ ở Thuận Hóa.
Ngài có mười vị Hoàng-Tử: 1.- Thái-Bảo Hòa-Quận Công, 2.- Hoàng-Tử-Hán, 3.- Hoàng-Tử-Thành, 4.- Hào- Quận Công, 5.- Hoàng-Tử-Hải, 6.- Hy-Tôn Hiểu Văn Hoàng Đế, 7.- Hoàng Tử-Hiệp, 8.- Hoàng-Tử-Trạch, 9.- Hoàng-Tử-Dương, 10.- Nghĩa-Hưng Quận Vương và hai bà Công Chúa Ngọc-Tiên và Ngọc-Tú.
Vì can quốc chánh, nên Hoàng-Tử-Hiệp và Hoàng Tử-Trạch bị tước tịch. Con cháu về sau đều lấy họ Nguyễn Thuận.
Đức Thái-Tổ Gia-Dủ Hoàng-Đế đem mấy người cháu nội là ông Hắc, ông Vỉnh (con Hoàng Tử Hán), ông Nghiêm, ông Long, ông Cương, ông Chất (con Hoàng-Tử-Hải) gởi cho vua Lê để làm tin. Mấy ông này về sau đã lập lên họ NGUYỄN-HỰU. Lăng Đức Thái-Tổ Gia- Dủ Hoàng-Đế gọi là Trường-Cơ, ở làng La-Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa-Thiên. Lăng Đức Bà táng tại làng Hải-Cát cùng thuộc huyện Hương-Trà.
Ngài và Bà đều thờ tại Chánh Án Trong Thái-Miếu (Kinh Thành Nội).
Hệ Nhì có ba Phòng, nam 270 người. Mỗi Phòng đều có nhà thờ riêng. Nhà thờ ngài Hòa-Quận-Công và Hào- Quận Công đều tại làng Dương-Xuân-Hạ, tồng Cư-Chánh, huyện Hương-Thủy, tỉnh Thừa-Thiên. Nhà thờ ngài Nghĩa Hưng Quận-Vương ở làng Phổ-Nam, tồng Dương Nổ, huyện Phú-Vang, tỉnh Thừa Thiên.
(Trích từ Hoàng tộc lược biên)

 

Phu nhân:

- Gia Dụ hoàng hậu Nguyễn thị - Từ Lương Quang Thục Minh Đức Ý Cung Gia Dũ Hoàng hậu

- Đoan Quốc Thái phu nhân - Đoan Quốc Thái phu nhân

- Minh Đức Vương thái phi - Minh Đức Vương thái phi


ĐỨC THÁI TỔ GIA DŨ HOÀNG ĐẾ

Ngài húy NGUYỄN HOÀNG

(1525 - 1613)

CHÚA TIÊN


2.1. - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP


Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế húy Nguyễn Hoàng, con thứ hai của đức Triệu Tổ Nguyễn Cam và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Mai. Ngài sinh ngày 10 tháng 8 năm Ất dậu (28-8-1525).


Lúc mới hai tuổi, đức Triệu Tổ gởi ngài cho em vợ là Nguyễn Ư Kỷ nuôi nấng. Ngài được cậu hết lòng chăm sóc.


"Thực Lục" chép: "Ngài có tướng vai lân, lưng hổ, mắt phượng, trán rộng, thần thái khôi ngô, thông minh tài trí, người thức giả biết là bậc phi thường."


Năm Ất tỵ (1545) đức Triệu Tổ mất, lúc ngài 21 tuổi, được tập phong tước Hạ Khê Hầu. Ngài đem quân đánh nhà Mạc, giết tướng Mạc trở về, được vua Lê khen: " Thực là cha hổ sinh con hổ."


Đời Lê Trang Tông, ngài được tấn phong tước Đoan Quận Công. Khi Trịnh Kiểm chuyên quyền, ám hại Lãng Quận Công Nguyễn Uông (anh của ngài), ngài nghe mưu của cậu là Nguyễn Ư Kỷ, cáo bệnh giữ mình. Hiểu ý câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dugn thân" và theo lời khuyên của cậu, nhở chị lả Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm (chồng của bà Ngọc Bảo) cho vào trấn dất Thuận Hóa.


Năm Mậu ngọ (1558), ngài đem những người đồn hương huyện Tống Sơn và nghĩa dũng xứ Thanh Hóa vào đóng ở xã Ái Tử huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Ngài vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhân mến phục, thường xưng tụng là Chúa Tiên.


Năm Canh ngọ (1570), ngài dời đô qua làng Trà Bát cũng thuộc huyện Vũ Xương. Năm này ngài được phong làm Tổng trấn Tướng quân kiêm lãnh hai xứ Thuận - Quảng.


        Năm Nhâm ngọ (1572), tướng Mạc là Lập Bạo đem quânvào đánh Thuận Hóa bị ngài đánh bại giết chết.


        Năm Quí dậu (1573), vua Lê Thế Tông lên ngôi, sai sứ đem sắc tấn phong ngài chứa Thái Phó.


       Mươì năm trấn nhậm với chính sách rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Chợ không bán hai giá, người không có trộm cướp, đêm ngủ không phải đóng cửa. Thuyền buôn ngoại quốc đến buôn bán đông đúc. Xứ Thuận - Quảng trở thành nơi đô hội lớn.


       Năm Quý tỵ (1593), Trịnh Tùng dẹp nhà Mạc, rước vua Lê trở về Đông đô, ngài đem quânra yết kiến được vua phong chức trung quân Đô đốc phủ, Tả Đô đốc chưởng phủ sự, Thái úy Đoan Quốc Công. Ngài ở Đông đô 8 năm, thường đem quân đi đánh dẹp tàn quân nhà Mạc, đánh đâu thắng đó.


        Năm Ất mùi (1595), ngài được cử làm Đề diệu khoa thi Tiến sĩ.


        Năm Kỷ hợi (1599), vua Lê Thế Tông băng, vua Kính Tông lên ngôi, tấn phong ngài làm Hữu tướng.


        Ngài ở Đông đô lập nhiều công, Trịnh Tùng không cho ngài trở về Thuận Hóa vì sợ "Thả hổ về rừng".


       Năm Canh tỵ (1600), ngài lập kế đi đánh Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê rồi đem tướng sĩ, binh thuyền theo đường biển về Thuận Hóa. Ngài dời dinh sang phía đông Ái Tử gọi là dinh Cát. Muốn Chúa Trịnh khỏi nghi ngờ, ngài để một người con là Nguyễn Hải và một cháu là Nguyễn Hắc ở lại làm con tin và về sau gả con là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con cả của Trịnh Tùng. Vua Lê và Chúa Trịnh sai sứ vào phủ dụ.


       Năm Nhâm dần (1611), quân Chiêm xâm lấn bờ cõi, ngài đem quân đánh dẹp, lấy vùng đất biên giới lập thành phủ Phú Yên.


        Năm Tân sửu (1601), ngài cho xây chùa Thiên Mụ (1)


Năm Quý sửu (1613), ngày mồng 3 tháng 6 (20-7), ngài yếu, cho triệu Thế tử và Thân thần đến trước ngự sàng bảo rằng: " Ta với các ông cùng nhau cam khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để gánh nặng lại cho con ta, các ông vui lòng giúp đỡ cho nên công nghiệp." Rồi ngài dặng Thế tử: " Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, anh em phải thương yêu nhau. Con mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì." Ngài lại nói: "Đất


Thuận - Quảng, Bắc có Hoành sơn và sông Gianh hiểm trở, Nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi bền vững. Núi sẵn vàng, sắt; biển sẵn cá, muối thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân, luyện binh chống với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. vì bằng thế lực không thể địch được thì cố giữ đất đai chờ cơ hội, đừng bỏ qua lời dặn của ta." Dặn dò xong ngài băng, ở ngôi 56 năm, thọ 89 tuổi.


       Đức Thái Tổ gia Dũ Hoàng Đế là vị Chúa đầu tiên khai sáng nhà Nguyễn, đồng thời là người đặt nền tảng cho việc gây dựng cơ nghiệp triều Nguyễn sau này.


        Với tổ chức chính sự rộng rãi, có qui củ, sưu thuế nhẹ quân lệnh nghiêm trang, lấy sự an cư lạc nghiệp của dân làm gốc, ngài đã mỡ đầu cho sự phát triển nửa nước trù phú về phía Nam của dân tộc Việt. Dưới thời ngài, biên giới đất nước đã đến tận Phú Yên.


        Ngài thuộc đời thứ hai của họ Nguyễn Phúc, khai sáng ra hệ II hiện nay gồm có 3 phòng:


        1. Phòng một tức là phòng Hòa Quận Công


        2. Phòng bốn tức là phòng Hào Quận Công


        3. Phòng mười tức là phòng Nghĩa Hưng Quận Vương


2.2. - LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN


Ngài mất, lúc đầu táng ở núi Thạch Hãn thuộc huyện Hải Lăng (Quảng Trị), sau cải táng về núi La Khê (Hương Trà, Thừa Thiên). Vua Gia Long đặt tên lăng là Trường Cơ, vua Minh Mạng đổi tên núi La Khê là Khải Vận sơn.


        Năm Giáp tý (1804), vua Gia Long cho dựng Thái Miếu ở phía trước Triệu Miếu, gồm 13 gian hai chái để thờ các Chúa và công thần đời trước. Ngài và Hoàng Hậu được thờ ở án chính giữa (2). Bên tả Thái Miếu có dựng điện Long đức để tổ chức lễ kỵ.


        Khi ngài mất, vua Lê truy tặng: "Cần Nghĩa Công " thụy là Cung Ý.


        Đời Chúa Sãi, ngài được truy tôn: "Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dũ Vương."


       Đời Vũ Vương, ngài được truy tôn: "Liệt Tổ Triệu Cơ Thùy Thống Khâm Minh Cung Ý Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dũ Thái Vương."


        Vua Gia Long truy tôn: "Triệu Cơ Thùy Thống Khâm Minh Cung Ý Cần Nghĩa Đạt Lý hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dũ Hoàng Đế." Miếu hiệu là Thái Tổ.


2.3. - GIA ĐÌNH


    2.3.1. Hậu và phi


       Theo số lượng Hoàng tử và Hoàng nữ và một vài gia phả thì ngoài chính phu nhân (Hoàng Hậu) ngài có thêm 2 bà nữa nhưng danh tánh và tiểu sử các vị này không rõ.


        2.3.1.1 Nguyễn (phu nhân)


Thái tổ Gia Dũ Hoàng Hậu. Bà họ Nguyễn. Bà mất ngày 16 tháng 5 Âm lịch, năm mất không rõ. Lăng táng tại làng Hải Cát (Hương Trà, Thừa Thiên). Năm Giáp tý (1744) Vũ Vương truy tôn: "Từ Lương Quang Thục Ý Phi", sau thêm hai chữ Minh Đức. Năm Bính dần (1806) vua Gia Long truy tôn: "Từ Lương Quang Thục Minh Đức Ý Cung Gia Dũ Hoàng Hậu." Bà được phối thờ với đức Thái Tổ ở Thái Miếu. Tên lăng là Vĩnh Cơ.


Trong văn sách truy tôn có hai câu:


        "Cầm búa dựng nước là công của đức của Thánh.


Mang ngọc quí trị nhà do ân từ của Hậu."


        Bà chỉ sinh một người con là Nguyễn Phúc Nguyên (Hy Tông Hoàng Đế).


        2.3.2. Hoàng tử và Hoàng nữ


Đức Thái Tổ có 10 Hoàng tử và 2 Hoàng nữ


        Hoàng tử

1. Nguyễn Hà

2. Nguyễn Hán

3. Nguyễn Thành

4. Nguyễn Diễn

5. Nguyễn Hải

6. Nguyễn Phúc Nguyên

7. Nguyễn Phúc Hiệp

8. Nguyễn Phúc Trạch

9. Nguyễn Phúc Dương

10. Nguyễn Phúc Khê


Hoàng nữ

1. Nguyễn Phúc Ngọc Tiên

2. Nguyễn Phúc Ngọc Tú


2.3.3  Anh chị em


2.3.3.1A. Nguyễn Uông. Lãng Quận Công


Ông húy là Nguyễn Uông, con trưởng của Đức Triệu Tổ.


Lúc Đức Triệu Tổ mất, ông được tập ấm là Lãng Xuyên Hầu, sau được tấn phong là Tả tướng Lãng Quận Công.


Trịnh Kiểm muốn tranh đoạt quyền bính nên ám hại ông. Ông mất ngày 11 tháng giêng Âm Lịch, năm mất không rõ. Lúa đầu mộ táng ở Thanh Hóa, sau cải táng đến vùng Long Thọ làng Dương Xuân Thượng (Thừa Thiên), Lăng và phủ thờ đều ở Long Thọ.


Ông có một người con trai là Nguyễn Uyên theo đức Thái Tổ vào Nam làm quan đến chức Đề lãnh Thượng khố Đội trưởng.


Ông đứng ra phòng Lãng Quận Công hệ I trong Nguyễn Phúc Tộc.


2.3.3.1B. Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Vương Thái Phi


Bà húy là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, chị của đức Thái Tổ. TIểu sử không rõ. Theo gia phả họ Nguyễn ở Bồng Trung, mẹ bà họ Đỗ.


Năm Quí tỵ (1533), đức Triệu Tổ gả bà cho Trịnh Kiểm, Đức Thái Tổ bị Trịnh Kiểm ghen ghét nhiều lần muốn mưu hại. Bà biết ý thường khéo dùng lời khuyên ngăn chận, tìm cách xin chi Thái Tổ vào trấn thủ Thuận Hóa.


Mùa thu năm Bính tuất (1586), cung chúa Trịnh bị hỏa tai, bà bị nạn mà mất. Bà được truy tặng là Vương Thái Phi, thụy là Từ Nghi.


Bà sinh ra Trịnh Tùng kế nghiệp Trịnh Kiểm làm Chúa phương Bắc.


Theo phả Họ Nguyễn Gia Miêu


+ Đời thứ Năm: Cẩn Nghĩa Công húy Hoàng,nay là Thái tổ Gia dụ hoàng đế - con thứ hai Chiêu Huân Tĩnh Công. Sinh 10 trai 2 gái. Con cả là Phúc Hà làm quan đến chức Thái Bảo, được ban tước Công. Con thứ hai là Phúc Hán, làm đến chức Thái Bảo Lỵ Nhân công. Con thứ ba là Phúc Thành làm quan đến chức Chưởng Cơ. Con thứ tư là Phúc Diễn, làm đến chức Tả Đô đốc, tước Công. Con thứ năm là Phúc Hải làm quan đến chức Đại tư mã Thái Phó, được ban tước Công. Con thứ sáu là Thụy Quận Công, được tiến phong Thái bảo, trấn giữ 2 xứ Thuận - Quảng. Con thứ bảy là Phúc Hiệp, hiệu là Văn Quận Công. Con thứ tám là Phúc Trạch hiệu là Thạch Quận Công. Con thứ chín là Phúc Mỹ. làm quan đến chức Chưởng cơ. Con thứ 10 là Phúc Tường. Làm quan Tổng trấn. Tước Công.


- Trưởng nữ là Ngọc Tiên, phi của Nghiêm Quận Công.


- Thứ nữ là Ngọc Tú, là Chính phi chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng.


Khi trẻ tuổi, trong quân đội, cụ là người cơ mưu tài lược xuất chúng. Khi cụ mất vua Lê Trang Tông phong cụ tước Hạ Khê hầu. Cụ cùng anh là Lãng Quận công lãnh giữ việc quân thời gian lâu nên được phong là Đoan Quận Công. Năm Mậu Ngọ, khi cụ trấn giữ Thuận Hóa, Dực Quốc công Trịnh Kiểm được chứng ghen ghét cụ tài năng mưu lược muốn đưa cụ đi xa, vùng Thuận Hóa là nơi hiểm trở, bèn tâu lên vua Lê Anh Tông điều cụ làm Trấn thủ. Lúc ấy cụ 35 tuổi. Cụ đến Hương Khúc, Tống Sơn chiêu mộ các nghĩa dũng Thanh Hoa rồi vào đóng dinh tại Ái Tử, Vũ Xương vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt cả vùng biên giới được yên ổn. Năm Canh Ngọ, vua Anh Tông lại điều cụ kiêm giữ 2 trấn Thuận, Quảng, thống suất quân đội, thuyền bè trấn an vỗ về dân chúng, lãnh chức Tổng trấn tướng quân. Ban ấn là Hùng Nghĩa Dinh.

Năm ấy Dực Quốc Công mất. Tiêu Tường nhà Trịnh gây hấn, sông lớn nhỏ bị hãm, xứ Thuận, Quảng biến động nhưng cụ vốn là người có uy danh mưu lược tài ba đã khống chế được thổ tướng các bộ. Những kẻ làm phản bị giết chết. Hai xứ lại trở lại bình yên. Năm Nhâm Thân tướng nhà Mạc là Lập Quận đem thuyền quân vào cướp phá, cụ lệnh cho dụ vào rồi chém chết ở đền Trảo Trảo. Từ đó quân Mạc không dám nhòm ngó vùng Thuận, Quảng. Cụ bí mật dò xét, làm việc tinh xảo rõ ràng, không ai có thể lừa dối được, làm việc khoan hòa, luôn ban ân huệ, với ngự quân rất nghiêm túc, với cấm binh nghiêm ngặt; sở, bộ tuân theo luật pháp. Dân 2 xứ an cư, lạc nghiệp, có nhân có đức, thay đổi phong tục, chợ không có 2 giá, không người trộm cắp, không cấm đoán người nơi khác qua lại, các nước hải ngoại được buôn bán, mở mang chợ búa của cải hàng hóa lưu thông. Quân lương đầy ắp, triều đình nhà Lê được nhờ. Năm Nhâm Thìn nhà Lê trở về Đông Đô. Năm Quý Tị vua về Kinh thành. Tháng 5 chỉnh binh mã nhập Triều. Hai xứ nhân đó tạ lễ mừng cụ 70 tuổi, giữ cụ ở lại làm Thái úy Hữu tướng tiến phong cụ tước Quốc Công, vẫn lãnh 2 đạo Thuận, Quảng, hộ tống vua đi Lạng Sơn;đánh Hải Dương, đánh Tuyên Quang, lập nhiều công lớn.


Lúc bấy giờ Bình An vương Trịnh Tùng, Đông Quốc Công vì thân thích ở lại trong triều thường có công đem lòng ghen ghét cụ. Người hiểu biết có người cho rằng Hoành Sơn hiểm trở, lo cho cụ, nhắc cụ. Cụ bèn tính toán rút về. Năm Canh Tí tướng thủy quân bọn Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khuê mưu làm phản ở cửa biển Đại An. Vua Lê đang bàn việc đi đánh, cụ nhân đó xin đi, đem theo 2 vạn chiến binh, 300 thuyền theo đường ra cửa biến Đại An. Khi giương buồm về trấn cụ đã 76 tuổi, Cẩm Quận công ở lại. Quận Công đã dâng biểu cảm tạ, vua Kính Tông an ủi. Cụ về đến dinh Bố Chính, dân chúng vô cùng mừng rỡ. Cụ lệnh cho Thụy Quận Công ở lại nắm giữ việc quân Thuận Hóa, rôi lệnh cho Văn Quận Công, Thạch Quận Công trấn giữ Quảng Nam. Thu năm ấy, sứ Đông Kinh tới, cụ vẫn biểu đạt rõ ràng rồi còn gửi thư về phủ chúa Trịnh để đính ước chuyện hôn nhân. Từ đó, sính lễ qua lại liên tục. Năm Quý Sửu (1613), ngày mùng 3 tháng 6 cụ mất. Vua Lê gia tặng cho cụ là Đạt lý Gia dụ Cẩn Nghĩa Công, ban tên thụy là Cung Ý. Thái Phi (cụ bà) họ Nguyễn tên thụy là Từ Lương. Giỗ cụ ngày 12 tháng 5.


Theo Phả Gia Miêu. Dịch từ Bản gốc của chi Nhất Nguyễn Đức Trung, làng Mậu Thịnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.