Tiểu sử của Ngài Ngài Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源 (1563 - 1635)

Ngài

Ngài Nguyễn Phúc Nguyên 阮福源 (1563 - 1635)
Sãi Vương (1613 - 1635)

Đức Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Đế

Hệ Ba là hệ Đức Hy-Tôn Hiếu-Văn Hoàng-Để. Ngài sanh năm 1563, mất năm 1635. Ngài đã đổi họ NGUYỄN-VĂN thành NGUYỄN-PHƯỚC. Ngải sanh hạ 11 vị Hoàng nam: 1.— Khánh-Quận-Công. 2. – Đức Thần-Tôn Hiếu-Chiêu Hoàng-Đế, 3, – Hoàng-Tử Anh, 4. – Hoàng tử Trung, 5.– Hoàng tử An, 6, Hoàng-tử Vĩnh, 7.- Hoàng-tử-Lộc, 8. Hoàng-tử-Tứ, 9.- Hoàng-tử-Thiệu, 10. – Vinh-Quận-Công, 11. – Hoàng-tử-Đôn. Bốn hoàng nữ: Ngọc-Liên, Ngọc-Vạn, Ngọc-Khoa, Ngọc-Đĩnh.
Ngọc-Liên hạ giá cùng phò-mã Nguyễn-phước-Vĩnh, con của Mạc cảnh-Uông. Nguyễn phước-Vĩnh lập ra họ NGUYỄN-HỮU. Ngọc-Đĩnh Công-chúa kết duyên cùng Nguyễn-cửu-Kiều, người sáng lập ra họ NGUYỄN-CỮU (久)
Lăng Trường Diễn, tức lăng của Đức Hy-Tôn Hiếu- Văn Hoàng-Đế, táng tại làng Hải-Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa-Thiên. Lăng của Đức Bà (Vĩnh-Diễn) hiện ở làng Chiêm-Sơn, huyện Duy-Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Ngài và Bà đều thờ tại Thái-Miếu, Ấn tả Nhứt.
Trong các vị Hoàng tử con Đức Hy-Tôn-Hiếu Văn Hoàng Đế, Hoàng-tử-Anh và Hoàng-tử-Trung, vì can quốc sự nên bị tước tịch.
Hệ Ba hiện có hai Phòng, nam được 340 người. Mỗi Phòng có nhà thờ riêng. Nhà thờ ngài Khánh-Quận-Công ở làng Dương-Nỗ, nhà thờ ngài Vinh-Quận-Công ở làng Ngọc-Anh, cả hai nhà thờ đều thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa-Thiên.
(Trích từ Hoàng tộc lược biên)

 

Phu nhân:

- Mạc Thị Giai - Huy Cung Từ Thận Ôn Thục Thuận Trang Hiếu Văn Hoàng Hậu


ĐỨC HY TÔN HIẾU VĂN HOÀNG ĐẾ
Ngài húy NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
(1563 - 1635)
CHÚA SÃI


3.1. - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP


         Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ sáu của đức Triệu Tổ Nguyễn Hoàng và Hoàng Hậu họ Nguyễn. Ngài sinh ngày 28 tháng 7 năm Quí hợi (16-8-1563).


        Tưong truyền rằng khi Hoàng Hậu có thai. chiêm bao thấy thần nhân cho tờ giấy viết đầy cả chữ "Phúc". Nhiều người đề nghị lấy chữ "Phúc" đật tên con thì Bà cho rằng: Nếu đặt tên cho con thì chỉ một người được hưởng phúc. Bà bèn đặt tên con là Nguyễn Phúc Nguyên, nhánh họ Nguyễn chúng ta đổi thành Nguyễn Phúc bắt đầu từ đấy.


        Năm 22 tuổi (1585), lúc đang cờn làm Thế tử, ngài đánh tang hai truyền giặc biển vào đánh phá ở Cửa Việt, đức Thái Tổ cà mừng nói rằng "Con ta thực là anh kiệt".


        Năm Nhâm dần (1602), ngài được cử đến trấn thủ dinh Quảng Nam.


        Thán 6 năm Quí sửu (1613) đức Thái Tổ băng, các quan vâng di chiếu tôn ngài làm Thống lãnh Thủy bộ Chư Dinh kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái bảo Thụy Quân công. Bấy giờ ngài đã 51 tuổi. Vua Lê Kính Tông sắc phong ngài làm trấn thủ hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam gia hàm Thái bảo, tước Quận công.


        Sau khi lên ngôi, ngài sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu đâu cũng tin phục, thời bấy giờ người ta thường gọi ngài là Chúa Sãi.


        Trong các năm Giáp dần (1614) và Ất mão (1615) ngài tổ chức lại việc cai trị, đặt tam ti và các chức lệnh sử để trông coi mọi việc, định qui chế các chức vụ ở phủ huyện, phân chia ruông đất ở thôn xã v.v...


        Năm Canh thân (1620) hai em của ngài là các Chưởng cơ Hiệp và Trạch thông đồn với họ Trịnh, chiếm kho Ải Tử đấp lũy Cồn Cát để làm phản. Ngài sai người đến dụ dỗ nhưng hai ông không chịu nghe. Khi hai ông Hiệp và Trạch bị Nguyễn Phúc Tuyên bắt được, ngài trông thấy chảy nước mắt nói: "Sao hai em nở trái bỏ luân thường?" Hai ông cúi đầu chịu tội. Ngài muốn tha nhưng triều thần không chịu bèn sai giam vào ngục. Ngài thấy quân Trịnh vô cớ khởi binh nên từ đấy không chịu nộp thuế cốn nữa.


        Năm Tân dậu (1621) quân Man thuộc Ai Lao cướp bóc ở biên thùy, ngài sai quân đánh bắt, nhưng lấy đức cảm  hóa tha cho về nên chúng cảm phục, từ đấy không quấy nhiễu nữa.


        Để tỏ tình thân thiện cới lân bang, năm Canh thân (1620) ngài gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II. Năm Quí hợi (1623) một phái  bộ miền Nam đi sứ quan Chân Lạp xin với vua Chey-Chetta II nhừng lại một dinh điền ở Mô Xoài gần Bà Rịa ngày nay(1), vua Chân Lạp phải bằng lòng. Ngoài ra, vua còn cho ngườiViệt đến canh tác tại vùng đó.


        Năm Bính dần (1626) Dinh được dời đến làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên).


        Không những có tài trị nước, ngài còn là người khiêm cung, biết giữ lễ. Như khi nghe Trịnh Tùng chết, các con tranh giành ngôi thứ, ngài báo các tướng: "Ta muốn nhân cơ hội này nổi nghĩa binh để phò Lê, nhưng đánh lúc người có tang là bất nhân, thừa lúc người lâm nguy là bất vũ. Huống chi ta với Trịnh có nghĩa thông gia." Vì vậy hào kiệt các nơi theo về với ngài rất đông: Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Kiều, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Hữu Tấn... đều là những danh tướng văn võ toàn tài.


        Năm Đinh mão (1627) Trịnh Tráng đem quân vào đánh, bị thua, phải rút về. Đến năm Kỷ tỵ (1629), Trịnh Tráng lại muốn xâm lược miền Nam bèn sai sứ vào sắc phong để có cớ tiến quân. Đào Duy Từ khuyên rằng: "Đây là họ Trịnh mượn sắc lệnh vua Lê để nhử ta...Chi bằng hảy tạm nhận cho họ không ngờ để ta lo việc phòng thủ rồi sau dùng kế trả lại sắc, bấy giờ họ không làm gì ta được nữa."


        Sau đó, Đào Duy Từ hiến kế đắp các lũy Trường Dục, Nhật Lệ và Trường Sa tạo thành một thế vững chắc cho xứ Đàng Trong.


        Năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ dân kế kế làm mâm hai đáy trả lại sắc cho chúa Trịnh (2) rồi khuyên ngài đánh lấy đất Nam Bố Chính (huyện Bố Trạch ngày nay) để lấy sông Gianh làm biên giới thiên nhiên cho vững cõi Nam.


        Năm Tân mùi (1631) ngài gả công chúa Ngoc Khoa cho vua Chiêm là Pôrômê, nhờ đó có sự hòa hiếu giữa hai nước Chiêm, Việt.


        Năm Quí dậu (1633) Trịnh Tráng rước vua Lê đem quân vào đánh nhưng bị thua phải rút về.


        Năm Ất hội (1635) ngày 10 tháng 10 (19-11-1635) ngài mệt, triệu Thế Tử và Nguyễn Phúc Khê vào chầu, gởi gấm Thế Tử cho ông Khê rồi băng. Ngài ở ngôi 22 năm, thọ 73 tuổi.


* *


        Đức Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Đế là vị chúa Nguyễn thứ hai trị vì ở miền Nam.


        Ngài là vị chúa đầu tiên xây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn với một ý chí cương quyết, tạo nên một xứ Đàng Trong độc lập tự chủ. Ngài chình đốn việc cai trị, củng cố về mặt quốc phòng, biết dùng người tài giỏi để chăm lo việc nước nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Nhiều lần quân Trịnh vào đánh đều ôm hận rút về.


        Ngài thuộc đời thứ ba của họ Nguyễn Phúc và cũng là vị Chúa đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Ngài khai sán ta hệ III hiện nay co 2 phòng:


                    1. Phòng một tức là phòng Khánh Quận Công.


                    2. Phòng mười tức là phòng Vĩnh Quận Công.


3.2. - LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN


        Lúc đầu, lăng ngài táng tại huyện Quảng Điền (Thừa Thiên), sau cải táng về vùng núi thuộc làng Hải Cát huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên). Tên lăng là Trường Diễn. Ngài được thờ ở Thái Miếu, án thứ nhất bên tả (3).


        Thế tử lên ngôi dân thụy hiệu là "Đại Đô Thống Trấn Nam Phương Tổng Quốc Chính Dực Thiện Tuy  Du Thụy Dương Vương".


        Đời Vũ Vương truy tôn: "Tuyên Tổ Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiệntuy Du Hiếu Văn Vương".


        Năm Bính dần (1806), vua Gia Long truy tôn: "Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Hoàng Đế." Miếu hiệu là Hy Tông.             


3.3 - GIA ĐÌNH


    3.3.1. Hậu và phi


        3.3.1.1 Nguyễn Thị Giai. Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Hậu


                    Bà húy là Nguyễn Thị Giai, sinh năm Mậu dần (1578). Bà là trưởng nữ của Khiêm Vương Mạc Kính Điển, người làng Nghi Dương (tỉnh Hải Dương). Khi thân sinh bà bị tử trận, bà theo chú (Mạc Cảnh Huống) và gia quyến vào Nam ần cư ở chùa Lam Sơn tỉnh Quảng Trị. Phu nhân ông Huống là dì của đức Hy Tông vì thế bà được tiến vào hầu ở nơi tiềm để (chỗ ở của Thế tử khi chưa lên ngôi).


                    Bà tính nết hiền thục, cử chỉ đoan trang, thanh nhã. Lời nói, hành động đều đúng khuôn phép nên đức Hy Tông rất thương yêu và cho đổi thành họ Nguyễn.


                    Bà mất ngày mồng 9 tháng 11 năm Canh ngọ (12-12-1630), thọ 53 tuổi, được truy tặng là Doanh Cơ, thụy là Nhã Tiết. Đời Vũ Vương bà được truy tôn: "Huy Cung Từ Thận Thuận Phi".


                    Năm Bính dần (1806) vua Gia Long truy tôn: "Huy Cung Từ Thận Ôn Thục Thuận Trang Hiếu Văn Hoàng Hậu". Lăng táng tại núi Chiêm Sơn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Tên lăng là Vĩnh Diễn. Bà dược phối thờ với Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Đế tại Thái Miếu.


               2.3.2. Hoàng tử và Hoàng nữ


Đức Thái Tổ có 10 Hoàng tử và 2 Hoàng nữ


              Hoàng tử

1. Nguyễn Phúc Kỳ

2. Nguyễn Phúc Lan

3. Nguyễn Phúc Anh

4. Nguyễn Phúc Trung

5. Nguyễn Phúc An

6. Nguyễn Phúc Vĩnh
7. Nguyễn Phúc Lộc
8. Nguyễn Phúc Tứ

9. Nguyễn Phúc Thiệu

10.Nguyễn Phúc Vinh

11. Nguyễn Phúc Đôn


              Hoàng nữ

1. Nguyễn Phúc Ngọc Liên

2. Nguyễn Phúc Ngọc Vạn

3. Nguyễn Phúc Ngọc Khoa

4. Nguyễn Phúc Ngọc Đỉnh

3.3.3  Anh chị em


Ngài có 9 anh em trai và 2 chị em gái


3.3.3.1A  Nguyễn Hà. Thái  bảo Hòa Quận Công


Ông húy là Nguyễn Hà, con trưởng của đức Thái Tổ, ngày tháng năm sinh không rõ. Mẹ là Đoan Quốc Thái phu nhân.


Năm Mậu ngọ (1588) ông đem gia quyến vào Thuận Hóa. Nhờ lập nhiều chiến công, ông làm quan đến chức Tả Đô đốc Quận công.


Ông mất ngày 21 tháng 3 năm Bính tý (19-4-1576) được truy tặng là Thái bảo Hòa Quận công. Lăng tại làng Bích La (Đăng Xương, Quảng Trị). Nhà thờ ở làng Dương Xuân Hạ (Hương Thủy, Thừa Thiên).


Ông có 6 người con trai là: Ông Lộc, ông Vệ, ông Hoằng, ông Tuyên, ông Toàn va ông Nghĩa. Trong đó ông Lộ và ông Vệ có tài làm tướng, hay chinh phạt, lập được nhiều chiến công.


3.3.3.2A. Nguyễn Hán. Tả Đô Đốc Lỵ Quận Công


Ông húy là Nguyễn Hán, con thứ hai của đức Thái Tổ.


Ông tính dũng cảm và thiện chiến. Nhờ quân công mà thăng đến Tả Đô đốc Lỵ Quận Công.


Năm Quí tỵ (1593) khi đức Thái Tổ ra Đông Đô giúp cua Lê đánh dẹp tàn quân nhà Mạc, ông dẩn binh đi theo chinh phạt. Đến bãi Lâm Tiên, giao chiến với tướng Mạc là Mạc Kính Cung, ông bị tử trận. Ông mất ngày 25 tháng 9 năm Quí tỵ (19-10-1593).


Vua Lê rất thương tiếc, truy tặng tước Lỵ Nhân công và cho đưa về an táng ở Thanh Hóa.


Ông có hai người con trai là ông Hắc và ông Vịnh. Ông hắc làm quan với nhà Lê đến chức Thái Phó.


Con cháu ông về sau đông đúc, nhập tịch Thanh Hóa lập thành một hệ được vua Gia Long ban là Công Tánh Nguyễn Hựu.


3.3.3.3A. Nguyễn Thành


Ông húy là Nguyễn Thành, con thứ ba của đức Thái Tổ. Tiểu sử không rõ.


Ông mất năm 17 tuổi, không người nối dõi.


3.3.3.4A. Nguyễn Diễn. Thái phó Hào Quận công


Ông húy là Nguyễn Diễn, con thứ tư của đức Thái Tổ (còn có tên là Cải). Lai lịch không rõ. Ông làm quan đến chức Tả Đô đốc Hào Quận công.


Năm Đinh dậu (1597), bọn thổ phỉ Hải Dương nổi lên giết tướng trấn giữ, chiếm các huyện Thủy Đường, Nghi Đường. Ông cùng các tướng mang binh thuyền dẹp giặc, bị tử trận.


Vua Lê truy tặng tước Thái phó, thụy Nghĩa Liệt.


Mộ táng tại làng An Cựu (thành phố Huế).


Ông có 4 người con là: ông Tuấn, ông Đường, ông Cơ, ông Phú, đều theo đức Thái Tổ vào Nam.


Ông Tuấn làm Trấn thủ Quảng Bình (đời Hy Tông Hoàng Đế), hiệu lệnh nghiêm minh nên dân tình an lạc. Sau được vời về Kinh làm quan đến chức Đô đốc. Ông Đường và ông Cơ làm quan đến Chưởng dinh, ông Phú làm Đội trưởng.


3.3.3.5A. Nguyễn Hài. Tả Đô đốc Cẩm Quận công


Ông húy là Nguyễn Hải, con thứ năm của đức Thái Tổ. Tiểu sừ không rõ.


Ông làm quan triều Lê đến chức Tả Đô đốc Cẩm Quận công. Khi Thái Tổ theo đường biển trờ về Thuận Hóa, ông và cháu là ông Hắc ở lại làm con tin.


Ông mất ở Đông Đô (Thăng Long) ngầ 16 tháng 11 năm Bính thìn (24-12-1616) ở Thanh Hóa, lăng và nhà không rõ.


Ông có 4 người con là: ông Nghiệm, ông Long, ông Cương, ông Chất đều nhập tịch vào Thanh Hóa, thuộc Công tánh Nguyễn Hựu.


3.3.3.8A. Nguyễn Phúc Trạch. Tả Đô đốc Cẩm Quận công


Ông húy là Nguyễn Phúc Trạch, con thứ tám của đức Thái Tổ. Tiểu sừ không rõ.


Ông làm quan đến chức Chưởng cơ, tước Quận công. Cùng anh là Hiệp mưu phản; ông bị bắt và bị hạ ngục. Ông bị tước tôn tịch và bị đổi sang họ Nguyễn Thuận.


Không có con.


3.3.3.9A. Nguyễn Phúc Dương. Tả Đô đốc Nghĩa Quận công


Ông húy là Nguyễn Phúc Dương, con thứ chín của đức Thái Tổ. Tiểu sừ không rõ.


Ông làm quan triều Lê đến chức Tả Đô đốc Quận công (thường gọi là Nghĩa Quận công). Mộ táng ở Thanh Hóa, nhà thờ không rõ. Không có con.


3.3.3.10A. Nguyễn Phúc Khuê. Nghĩa Hưng Quận vương


Ông húy là Nguyễn Phúc Khuê, con thứ mười của đức Thái Tổ, sinh ngày mồng 3 tháng 11 năm Kỷ hợi (12-12-1539). Mẹ là Minh Đức Vương Thái Phi.


Ông là người có cơ mưu, giỏi suy đoán. Ban đầu làm Chưởng cơ Tường Quan Hầu. Năm Bính dần (1626), đời Hy Tông, được tấn phong làm Tổng trấn Tường Quận công. Đức Hy Tông giao cho ông toàn quyền quyết đoán việc nước. Chỉ có án tử hình và trọng án thì phải tâu lên. Đến khi đức Hy Tông yếu, cho vời vào chịu cố mệnh, bảo rằng: "Ta kế nghiệp tổ tiên, trên gíup vua, dưới cứ dân. Nay Thế tử lịch duyệt chưa đủ, mọi việc quốc, quân đều ủy thác cho hiền đệ." Ông rập đầu khóc rằng: Thần nào dám không hết sức khuyển mã để báo đền."


Lúc Thần Tông mới nối ngôi, con thứ ba của đức Hy Tông là Anh, trấn thủ xứ Quảng Nam, Làm phản. Đức Thần Tông do dự không nỡ đem binh hỏi tội. Ông lấy đại nghĩa để quyết đoán, đem binh đánh, bắt Anh giết đi.


Ông mất ngày 11 tháng 7 năm Bính thìn (22-6-1616), được truy tặng: "Tá lý Tôn Thần Đạc Tiến Thượng Trụ Quốc Thần Bình Chương Quân Quốc Đại Tổng Trấn Quận Công", thụy là Trung Nghị. Ông thọ 58 tuổi, lăng táng tại làng Hiền Sĩ (Phong Điền, Thừa Thiên). Nhà thờ ở làng Nam Phổ (Phú Vang, Thừa Thiên).


Năm Ất sửu (1805), vua Gia Long xếp ông vào hàng Công Thần Thượng Đẳng buổi Quốc sơ truy phong là Nghĩa Hưng Quận vương thờ ờ Thái Miếu.


Ông có 13 người con là : Nguyễn Phúc Thanh, Nguyễn Phúc Nghiêm, Nguyễn Phúc Sanh, Nguyễn PhúcThiêm, Nguyễn Phúc Thực, Nguyễn Phúc Độ, Nguyễn Phúc Mão, Nguyễn Phúc Minh, Nguyễn Phúc Nghị, Nguyễn Phúc Pháp, Nguyễn Phúc Sử, Nguyễn Phúc Triều, Nguyễn Phúc Diệu đều làm quan đến chức Chưỏng dinh.


3.3.3.1B. Nguyễn Phúc Ngọc Tiên


Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Tiên, trưởng nữ của đức Thái Tổ. Tiểu sử khộng rõ.


Bà hạ giá lấy Nghiễm Quận Công..


3.3.3.2B. Nguyễn Phúc Ngọc Tú


Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Tú, con gái thứ hai của đức Thái Tổ.


Khi đức Thái Tổ về Thuận Hóa, sợ họ Trịnh nghi ngờ, gả bà cho Trịnh Tráng là con trai của chúa Trịnh Tùng. Khi Trịnh Tráng lên làm chúa, bà được lập làm Tây cung. Năm Mậu ngọ (1613), bà mật sai Nguyễn Cửu Kiều đem thư cùng bửu ấn vào Thuận Hóa dâng lên chúa. Bà lại cho sửa chùa Long Ân ở thành Thăng Long, lập bia thuật lại công đức của Triệu Tổ và Thái Tổ. (Chùa này đến đời Thiệu Trị đổi tên là Hoằng Ân).


Bà mất năm Tân mùi (1631), được truy tặng là Chính Phi, thụy Từ Thuận. Lăng và nhà thờ ở Thanh Hóa. Bà sinh một con trai tên Trịnh Kiều và một gái tên Ngọc Trác (Hoàng Hậu của vua Lê Thần Tông).